1. Tìm hiểu về bệnh viêm thanh quản
Giọng nói của con người được tạo ra thông qua sự chuyển động và rung động do sự va chạm của 2 dây thanh âm - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Bình thường, dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản cấp, dây thanh bị viêm hay bị kích thích dẫn đến sưng biến dạng của các âm thanh gây ra giọng nói âm thanh khàn, trường hợp nặng không thể nói được thành lời.
Viêm thanh quản là bệnh lý phổ biến trong đời sống thường ngày đặc biệt viêm thanh quản trẻ em. Viêm thanh quản ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt của người bệnh. Viêm thanh quản cấp tính thường không khó chữa. Tuy nhiên, bệnh thường rất dễ tái phát nhiều lần dễ dẫn đến viêm thanh quản mạn tính.
2. Phương pháp điều trị viêm thanh quản
Viêm thanh quản cấp tính có thể không cần điều trị bằng thuốc thường tự khỏi trong vòng một tuần. Các biện pháp tự chăm sóc cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng.
Điều trị viêm thanh quản cấp nhằm mục đích điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng trào ngược dạ dày thực quản,...,
Thuốc được sử dụng trong một số trường hợp nặng có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh. Sử dụng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân do vi khuẩn và tình trạng bệnh kéo dài
- Corticosteroid. Giúp giảm viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, điều trị này chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ
Điều trị viêm thanh quản bằng thuốc kháng sinh
3. Chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Hầu hết các trường hợp bệnh viêm thanh quản gây biến dạng giọng nói, gây khàn giọng nhưng không quá nghiêm trọng, trừ khi xuất hiện biến chứng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà có phương pháp điều trị viêm thanh quản khác nhau. Trong số các vị thuốc dân gian có tác dụng chữa viêm thanh quản, chữa viêm thanh quản bằng mật ong được nhiều người áp dụng hơn cả.
Mật ong có chứa nhiều vitamin A, B, C, E, các nguyên tố vi khuẩn, chất khoáng, men, nguyên tố vi lượng và chất chống oxy hóa cao. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu độc trong khoang miệng, hiệu quả với người bị khó chịu vùng họng, nhất là khi kết hợp với chanh. Bởi lẽ, theo Đông Y, chanh có vị chua, tính bình có tác dụng tạo ra nước bọt làm giảm khát, giải nhiệt, thích hợp với các chứng bệnh do quá nóng sinh nhiệt. Mẹo chữa viêm thanh quản bằng mật ong có thể áp dụng là kết hợp mật ong với chanh tươi hoặc mật ong với lá hẹ.
- Đối với mật ong với chanh tươi: Chuẩn bị 1– 2 quả chanh tươi, rửa sạch, khía vỏ kiểu múi khế ở ngoài rồi cho vào chén nhỏ, sau đó cho vài thìa mật ong vào cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh, để khoảng 1– 2 tiếng đồng hồ cho ngấm sau đó cắt múi nhỏ để ngậm. Người bệnh có thể ngậm chanh mật ong nhiều lần trong ngày, đặc biệt là buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp họng dễ chịu hơn rất nhiều.
- Mật ong với lá hẹ : Lá hẹ hấp mật ong cũng cho hiệu quả tốt trong giảm chứng bệnh viêm dây thanh quản. Dùng 3– 5 lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát và đổ mật ong ngập lá đem hấp cách thủy hay hấp vào nồi cơm điện cho đến khi lá hẹ chín nhừ. Sử dụng mật ong với lá hẹ hấp 2 – 3 lần/ ngày cho tác dụng tốt.
Lá hẹ hấp mật ong trị viêm thanh quản
4. Lưu ý chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Thực tế, các bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản bằng mật ong có tác dụng tốt nhưng không vì thế mà người bệnh được chủ quan, nhất là khi khàn tiếng kéo dài, đi kèm với nhiều biểu hiện khác như nhức đầu, sốt... Nếu thấy khàn tiếng kéo dài vài ngày không giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh, tránh những biến chứng viêm thanh quản hay phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khác cũng có những biểu hiện bệnh tương đồng.
5. Các biện pháp phòng bệnh viêm thanh quản
- Hít thở không khí ẩm. Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà hay văn phòng ẩm.
- Hạn chế nói. Hạn chế nói chuyện hoặc hát quá to hoặc quá lâu.
- Uống nhiều nước. Làm ẩm cổ họng. Hãy thử ngậm viên ngậm, súc họng bằng nước muối hoặc nhai một miếng kẹo cao su.
- Tránh thì thầm. Điều này khiến căng thẳng, thậm chí nhiều hơn giọng nói phát biểu bình thường.
- Không hút thuốc, và tránh khói thuốc.
- Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên.