Tác hại của mật ong là gì? Không nên uống mật ong khi nào?

Tác hại của mật ong là gì? Không nên uống mật ong khi nào?

Theo nghiên cứu đã được chứng minh, mật ong giúp phòng tránh sự sinh sôi của vi khuẩn helicobacter pylori - nguyên nhân gây loét dạ dày. Đồng thời nó còn có tác dụng trong việc làm giảm chứng viêm dạ dày do uống quá nhiều rượu, giảm khả năng gây ung thư,....

Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng sử dụng được mật ong. Đặc biệt chúng không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism. Tuy trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ tác động xấu tới hệ thần kinh và thậm chí gây tử vong cho trẻ. Tìm hiểu tác dụng và tác hại của mật ong qua bài viết dưới đây!

1. Tác dụng của mật ong

Từ trước đến nay, mật ong nổi tiếng và được ứng dụng rất nhiều bởi các tác dụng của nó mang lại. Trong thực phẩm, mật ong được dùng như hoạt chất làm ngọt tự nhiên. Một số tác dụng phổ biến của mật ong phải kể đến là:

Trị Ho

Các loại mật ong như labiatae hay khuynh diệp có thể được sử dụng như thuốc giảm ho cho những người có hiện tượng ho ban đêm hay nhiễm trùng đường hô hấp. Với bé từ 2 trở lên, uống một thìa nhỏ mật ong trước khi đi ngủ có khả năng giảm số lần ho. Bên cạnh đó, uống nước mật ong ấm còn giúp giảm tần suất ho ở người trưởng thành.

Kháng khuẩn

Mật ong có thể ngăn ngừa sự sinh sôi của các mầm bệnh truyền qua thực phẩm như E. coli và salmonella. Cùng với đó là khả năng chống lại vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. Mật ong càng có màu tối thì tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa càng tốt.

Chữa bỏng

Mật ong có khả năng giảm sưng tấy, giảm viêm hiệu quả vì thế đã được ứng dụng để phòng tránh nhiễm trùng đồng thời chữa bỏng tại nhà. Ngoài ra, mật ong còn là chất hỗ trợ đắc lực trong việc rút ngắn thời gian phục hồi của da và hạn chế để lại sẹo.

tác hại của mật ong

Mật ong tốt nhưng cũng có nhiều tác hại nếu dùng sai cách - (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

So với đường thông thường, mật ong có chỉ số đường huyết thấp hơn và có khả năng giữ cho đường huyết trong máu ở mức ổn định. Vì thế, bệnh nhân bị đái tháo đường nên dùng mật ong thay cho đường phụ gia.

Mang tới hiệu quả chữa lành vết thương

Mật ong có khả năng khử trùng và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có tác dụng giảm đau, thu nhỏ kích cỡ của vết thương, hạn chế mùi. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mật ong để làm lành vết thương khi chưa có sự tham khảo từ bác sĩ. Đôi khi, mật ong còn là tác nhân cản trở quá trình hồi phục nếu dùng sai cách.

2. Tác hại của mật ong nếu sử dụng sai cách

Dùng mật ong quá nhiều có thể làm đường huyết tăng cao

Trong mật ong có chứa đến 31% đường gluco, 38% là fructoza và một số chất hoá học polisacarit khác. Glucose và fructose là loại đường đơn, có thể được hấp thụ trực tiếp vào máu. Còn đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể được hấp thu vào trong ruột mà không cần tiêu hóa. Vì thế, bệnh tiểu đường không được sử dụng mật ong vì có thể làm lượng đường trong máu tăng cao.

Mật ong gây ngộ độc thực phẩm

 

 

    Các nhà khoa học người Anh giải thích trong một nghiên cứu vừa công bố gần đây rằng, trong mật ong có chứa các bào tử clostridium botulinum – nguyên nhân chính gây ra chứng ngộ độc thực phẩm vô cùng nguy hiểm. Độc tố này là chất tự nhiên nguy hiểm nhất mà con người biết đến. Chỉ với một hàm lượng nhỏ vào trong máu cũng có thể làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong trong vài phút.

    Mật ong gây đầy bụng, khó tiêu

    Một trong những tác hại của mật ong là có thể gây khó chịu ở bụng. Lý do là thành phần của mật ong chứa nhiều fructoza làm cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột non. Chúng còn gây ra những ảnh hưởng về lâu dài đối với dạ dày – ruột khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, thậm chỉ còn dẫn tới tiêu chảy hay đau dạ dày.

    Mật ong gây tụt huyết áp

    Nếu dùng quá nhiều mật ong có thể dẫn tới hiện tượng tụt huyết áp. Vì thế, mật ong này được khuyến cáo không nên dùng hàm lượng lớn với những bệnh nhân huyết áp thấp. Các trường hợp này cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong.

    tác hại của mật ong

    Nếu sử dụng mật ong sai cách có thể gây đầy hơi cho người sử dụng - (Nguồn: Internet)

    Mật ong gây sâu răng

    Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng quốc gia (USDA), 82% mật ong chứa đường và nó có thể phá hủy men răng nếu nạp vào quá nhiều. Nguyên nhân do việc tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày sẽ kích thích hoạt động của các vi khuẩn bên trong miệng, từ đó dẫn tới tình trạng sâu răng. Nếu muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng, bạn cần hạn chế sử dụng quá nhiều mật ong hàng ngày.

    Mật ong gây tăng cân

    Tăng cân, béo phì kéo theo rất nhiều hậu quả gây hại cho sức khỏe. Không chỉ thế, mật ong lại là nguyên nhân khiến cân nặng cơ thể tăng lên rất nhiều do chúng bổ sung hàm lượng lớn calo. Ngoài ra, thành phần carbonhydrate dạng đơn trong mật ong sẽ lập tức bị phá vỡ sau khi được tiêu thụ. Kết quả là nguồn năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng chất béo và làm bạn tăng cân.

    Mật ong sống có thể làm tổn hại thần kinh

    Trong mật ong sống có chứa một nhóm các hợp chất là grayanotoxin có thể gây hại cho hệ thống thần kinh trung ương. Bình thường, những độc tố này sẽ bị loại bỏ qua quá trình tiệt trùng thực phẩm. Vì vậy, nếu dùng mật ong sống, độc tố vẫn còn tồn tại và sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu làm tổn thương đến các tế bào thần kinh, cản trở những hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh.

    Mật ong làm rối loạn chức năng đường tiêu hóa

    Ăn quá nhiều mật ong trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực đến đường tiêu hóa. Mật ong cũng có tính axit nhẹ và nếu tiếp xúc với thực phẩm có tính axit trong thời gian dài có thể dẫn đến đường tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu do bị ăn mòn niêm mạc dạ dày, thực quản và ruột.

    3. Những đối tượng không nên dùng mật ong

    Mật ong chỉ nên được sử dụng cho người lớn và bé từ một tuổi trở lên. Tuyệt đối không cho bé dưới 1 tuổi sử dụng, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì có thể gây ra một hiện tượng ngộ độc do tiếp xúc với bào tử Clostridium botulinum. Các vi khuẩn ngộ độc này có thể xâm nhập vào mật ong, mà bé sơ sinh lại chưa có hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh để chống lại nhiễm trùng. Không chỉ thế, vi khuẩn từ bào tử có thể sinh sôi trong ruột của trẻ, tạo ra độc tố nguy hiểm tới tính mạng.

    Một số người nhạy cảm hay dị ứng với phấn ong cũng không nên dùng mật ong. Có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng với cơ thể và thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng. Các biểu hiện của phản ứng bao gồm: khò khè và các dấu hiệu hen suyễn khác, buồn nôn, nhịp tim không ổn định, chóng mặt, toát mồ hôi, ngất xỉu...

    Đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần hạn chế dùng hmf lượng lớn mật ong vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Kể cả khi mật ong là ngọt tự nhiên, nó cũng không tốt hơn đường trắng thông thường với người bệnh. Trên thực tế, một thìa mật ong chứa nhiều carbohydrate và calo hơn so với đường trắng, đường nâu.

    tác hại của mật ong

    Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn mật ong - Ảnh Internet

    4. Mật ong nên kết hợp với gì?

    Mật ong và gừng

    Gừng là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hó, giúp giữ ấm cơ thể và giải cảm vô cùng hiệu quả vì có nhiều vitamin. Mật ong và gừng sẽ là bộ đôi hoàn hảo để tạo nên bài thuốc chữa bệnh tốt cho sức khỏe.

    Mật ong và hạt tiêu

    Không chỉ được biết tới là gia vị trong nấu ăn, tiêu còn là nguyên liệu giàu dưỡng chất và có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tiêu chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng thải độc, hỗ trợ chống lại các bệnh ung thư. Kết hợp tiêu cùng mật ong sẽ nâng cao hiệu quả tới sức khỏe.

    Mật ong và nghệ

    Trong nghệ có chứa hàm lượng thành phần curucumin cao có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm,chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế khả năng phát triển khối u trong dạ dày. Nghệ còn nâng cao hiệu quả chữa bệnh khi kết hợp cùng mật ong. Cách tốt nhất là pha tinh bột nghệ với mật ong hoặc sử dụng nghệ tươi giã nhuyễn hay xắt lát.

    =>> Nghệ và mật ong: ‘thần dược’ hỗ trợ cho người bị viêm dạ dày và những lưu ý khi sử dụng

    Mật ong và chanh

    Chanh không chỉ là hoa quả có khả năng giải nhiệt, thanh mát cơ thể mà còn chứa hàm lượng lớn vitamin C nên nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Cùng với đó, chanh có đến 22 thành phần chống ung thư... Sử dụng chanh cùng mật ong sẽ mang tới bài thuốc chữa bệnh thiên nhiên tốt nhất.

    5. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng mật ong

    Không nên uống mật ong khi nào?

    Nếu uống nước mật ong ngay khi ngủ dậy, khi bụng đang rỗng… sẽ không phù hợp. Nguyên nhân là do thời điểm này lượng đường glucose có trong nước mật ong sẽ khó được cơ thể hấp thụ. Bạn nên uống một cốc nước mật ong ấm khoảng nửa tiếng trước bữa ăn.

    Uống thuốc tây với mật ong có sao không?

    Mật ong có chức năng nhuận phổi trị ho nên khi bị ho khan hay ho đàm có thể sử dụng mật ong. Nhưng nếu đang uống thuốc hạ sốt hay thuốc cảm có hoạt chất hạ sốt, tuyệt đối không uống cùng mật ong. Bên cạnh đó, rất nhiều loại thuốc cảm có thành phần acetaminophen có khả năng hạ sốt, giảm đau. Khi chất này gặp mật ong sẽ tạo ra hợp chất tác động tới tốc độ hấp thu thuốc, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc.

    Đau bụng có uống được mật ong không?

    Khi bị đau bụng, bạn cũng có thể dùng mật ong. Tuy nhiên không nên lạm dụng, cần dùng với lượng vừa phải và thời gian phù hợp. Bạn có thể kết hợp mật ong với nghệ tươi để uống khi có cơn đau bụng do dạ dày. Hay bạn cũng có thể dùng mật ong nguyên chất pha cùng nước ấm và uống vào mỗi sáng cũng có thể giảm cơn đau bụng.

    Uống nhiều mật ong có sao không?

    Bạn không nên dùng mật ong quá nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày. Do trong nguyên liệu này có chứa hàm lượng đường fructose lớn, gây ra tình trạng tăng cân không mong muốn. Thậm chí, nếu nạp quá nhiều vào trong cơ thể có thể dẫn tới béo phì và các biến chứng về sức khỏe.

    Trên đây là những tác hại của mật ong không phải ai cũng biết. Dù là thực phẩm có tốt đến đâu bạn cũng cần tham khảo các thông tin trước khi sử dụng.

    Đang xem: Tác hại của mật ong là gì? Không nên uống mật ong khi nào?

    0 sản phẩm
    0₫
    Xem chi tiết
    0 sản phẩm
    0₫
    Đóng